Hiện trạng các Start-up hiện nay với Chuyển đổi số
Trong 8 tháng đầu năm, cả nước có 88,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tuy nhiên, theo bộ phận hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam; có đến 80% startup tồn tại không quá hai năm; chỉ có 3% đạt tới thành công thực tế.
Báo chí liên tục đưa tin Startup nên tận dụng cơ hội trong việc Chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ trong quản trị, vận hành doanh nghiệp. Nhưng từ hô hào khẩu hiệu tới hành động thực tế thì đúng là cả một chặng đường dài!
Đầu tiên, hãy thay đổi góc nhìn để hiểu đúng. Mọi doanh nghiệp thì chắc chắn cần chuyển đổi số; để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhưng doanh nghiệp startup thì … có vẻ hơi xa vời.
Các doanh nghiệp Start-up hiện nay không mặn mà với Chuyển đổi số; và vẫn lần tưởng Chuyển đổi số vẫn còn là một câu chuyện diễn ra bên ngoài lãnh thổ; và ngoài tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp mình. Những rào cản ấy được đề cập trong phần tiếp theo đây.
Những rào cản Start-up trên còn đường Chuyển đổi số.
Tư duy Mindset
Nhiều chủ doanh nghiệp chân ướt chân ráo bước vào con đường Start-up; đối với Chuyển đổi số sẽ có 2 dạng suy nghĩ:
- – Một là không có kiến thức và hiểu biết về CNTT; để nhận ra tầm quan trọng khi mở rộng kinh doanh trên môi trường số
► Xem ngay: Chuyển đổi số và tầm quan trọng của Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp hiện đại - – Hai là mặc dù đã nhận thức về tầm quan trọng ấy, nhưng cho rằng Start-up mình còn nhỏ; chưa cần thiết để Chuyển đổi số.
► Xem ngay: Tại sao các daonh nghiệp vừa và nhỏ nên Chuyển đổi số càng nhanh càng tốt
Trong giai đoạn CNTT 4.0, Chuyển đổi số không còn là một lựa chọn; mà là một xu hướng chuyển dịch kinh doanh tất yếu của mọi doanh nghiệp lớn nhỏ. Không chỉ là cuộc chơi của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới; các doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có các lợi thế và cơ hội để Chuyển đổi số thành công. Sự nhỏ gọn và linh hoạt của bộ máy kinh doanh tại các Start-up giúp quá trình Chuyển đổi số dễ dàng hơn; không chỉ thế còn mang lại tính ổn định và vững chắc cho doanh nghiệp trên đà phát triển.
Nguồn lực hạn chế
Một rào cản dễ thấy ở các doanh nghiệp Start-up, doanh nghiệp nhỏ SME; đó chính là Nguồn lực hạn chế. Nguồn lực này bao gồm nhiều khía cạnh: Nhân lực không có nhiều hiểu biết về CNTT để vận hành; Các thiết bị phần cứng cần phải đầu tư; Chi phí,.. là những vấn đề trăn trở.
Các Start-up vẫn quan niệm một suy nghĩ rằng; chuyển đổi số là đầu tư vào công nghệ; mà công nghệ thì chẳng hề rẻ; và không phải ai cũng có thể sử dụng được.
Giải pháp Chuyển đổi số cho các Start-up
Khi bắt đầu, các doanh nghiệp nên tìm hiểu; và trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về Chuyển đổi số; Hiểu nôm na là việc đưa công nghệ vào các hoạt động doanh nghiệp; để tăng hiệu suất và đạt mục tiêu kinh doanh. Bao gồm:
- ► Chuyển đổi số là gì? Lợi ích của Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp trong thời đại CNTT 4.0
- ►Những yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong quá trình Chuyển đổi số
- ►Quy trình Chuyển đổi số cơ bản cho mọi doanh nghiệp
- ►Đo lường ROI – Tỷ suất hoàn vốn trong Chuyển đổi số như thế nào?
“Chuyển đổi số” có tốn kém không?
Còn tùy doanh nghiệp bạn đang ở “tạng” nào. Với Startup, nếu bạn lựa chọn một phần mềm quản trị dạng All-in-one; thì chi phí mua phần mềm thậm chí còn rẻ hơn chi phí lắp đặt máy chấm công; hay chi phí văn phòng phẩm. Trong cả ngắn hạn và dài hạn, đây là khoản đầu tư có lời; và không hề “thiệt thòi” cho startup. Khi quy mô nhân sự còn nhỏ, việc ứng dụng phần mềm công nghệ sẽ cực kỳ đơn giản; nhanh chóng đem lại lợi ích và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số thực chất không phải thứ quá đao to búa lớn; để các doanh nghiệp nhỏ, startup với tài chính hạn chế phải e dè khi nghĩ tới.
Và sử dụng càng sớm, chi phí bỏ ra càng thấp và lợi ích thu về càng cao. Đó là điều cốt lõi cần ghi nhớ. Chuyển đổi số là một khoản đầu tư sinh lời.
Có cần chuyển đổi số tất tần tật mọi hoạt động của công ty? Vào cùng một lúc hay không?
Không hề có quy tắc nào yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số toàn bộ doanh doanh nghiệp; hay phải thực hiện đồng thời cả. Chuyển đổi số vốn được khuyên thực hiện từng bước; lần lượt từ các hoạt động vận hành quan trọng trước; sau đó tiếp tục với các bộ phận kém quan trọng hơn.
Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn thuộc lĩnh vục Dịch vụ-Dự án; quy trình vận hành quan trọng nhất của doanh nghiệp đó là Quản lý Công việc Dự án. Khi ứng dụng phần mềm Quản lý Dự án và Văn phòng Điện tử để quản lý quy trình triển khai Dự án, quản lý công việc; số hóa các loại giấy tờ và điện tử hóa thông tin; có thể cải thiện tốc độ và nâng cao hiệu suất. Phần mềm giúp nhân viên chủ động trong quản lý công việc, quản lý thông báo nhắc việc. Có thể nói, đây là bước Chuyển đổi số thành công đầu tiên mà doanh nghiệp có thể bắt đầu ngay.
Lựa chọn nhà cung cấp Phần mềm quản trị để Chuyển đổi số.
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm với đa dạng tính năng và tính chất. Nếu như trước đây, các nhà cung cấp chủ yếu từ nước ngoài; thì thời gian gần đây, các nhà cung cấp trong nước đã phát triển; và hoàn thiện và chất lượng không kém.
Tùy theo nhu cầu, quy mô và tốc độ phát triển; doanh nghiệp Start-up có thể tham khảo và lựa chọn giải pháp phù hợp.
► Xem thêm: 5 yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn đơn vị triển khai Hệ thống Phần mềm
Kết
Chuyển đổi số là xu hướng không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh nào. Chính vì thế, các doanh nghiệp, đặc biệt các Start-up cần nhanh chóng nắm bắt; và theo kịp sự thay đổi của môi trường kinh doanh; để tồn tại và dần gây dựng vị thế cạnh tranh riêng.
Để được tư vấn về các Giải pháp Phần mềm và quy trình Chuyển đổi số; Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT qua hotline: 1900 6123.
Ban Biên tập ASOFT.