Các nhân viên luôn quan tâm đến hệ thống trả lương, cách thức ghi nhận và đánh giá kết quả. Và đây cũng là những thách thức phổ biến của các lãnh đạo. Trong khi những người quản trị tại nhiều môi trường nhỏ khác đang gặp khó khăn với vấn đề tính công bằng; chúng tôi thấy rằng họ thường đạt được nhiều kết quả yêu mến trong số các nhân viên; gần 10% hoặc hơn. Thành công lớn hơn này là kết quả của sự tiếp cận quản trị mang tính tư duy và toàn diện. Để giúp tổ chức cải thiện các chiến thuật; đây là một vài bài học có thể đem ra xem xét:
Xác nhận lại rằng mọi người sẽ có cơ hội được ghi nhận một cách công bằng.
Bất kể vị trí nào, cấp bậc nào hay tính chất công việc ra sao; bạn hoàn toàn có cơ hội ngang nhau khi ghi nhận thành quả công bằng. Đó là điều tiên quyết mà mọi doanh nghiệp nên xác định và phổ biến rộng rãi.
Điều này không chỉ được thể hiện bằng lời nói khi nhận việc; trong quy định công ty mà còn phải được quán triệt trong các buổi họp công ty. Để nhấn mạnh và nhắc nhớ các nhân viên về tính công bằng này.
► Xem thêm: 4 phong cách quản lý giữ chân người tài của sếp có tầm
► Xem thêm: Tuyển dụng tốt hơn với môt hình năng lực nhân viên
Hành động để chứng minh tính công bằng được thực thi
Lời nói thôi thì chưa đủ; là một nhà lãnh đạo, bạn cần chứng minh việc này bằng hành động. Và quan trọng là phải có tần suất đều đặn. Tổ chức các đợt đánh giá năng lực theo định kỳ.Mà thông thường là theo tháng, quý hoặc năm. Các đợt đánh giá này phải luôn đi kèm với khen thưởng; cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hoặc đối với các doanh nghiệp hoạt động theo dự án. Sau khi kết thúc dự án, đừng quên ghi nhận kết quả; đánh giá các chỉ tiêu thành quả; và khen thưởng cho nhân sự dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thống nhất và minh bạch trong việc đánh giá kết quả.
Với mỗi vị trí công việc, nhà quản lý cần xây dựng bộ KPI để đánh giá công việc. Nhân viên trước khi bắt đầu công việc của mình; họ luôn cần phải biết về việc những thành quả; công lao của họ sẽ được ghi nhận dưới hình thức nào. Ví dụ, một nhân viên bán hàng được đánh giá kết quả dự trên doanh số; số lượng đơn hàng; hay số lượng cuộc gọi chào hàng,.. Tất cả nên được minh bạch và các chỉ số có thể đo lường được. Nhân viên cần được biết, họ đang phấn đấu vì điều gì.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần mình bạch trong việc ghi nhận liên tục các thành quả ấy. Xây dựng KPI sẽ vô nghĩa, nếu như thành quả của nhân viên không được ghi nhận lại; hoặc cách thức ghi nhận không rõ ràng, hoặc chủ quan bởi cảm nhận của một người nào đó. Công việc nên được ghi nhận bởi một hệ thống khách quan; và được đong đếm thường xuyên bằng các số liệu.
Xây dựng KPI và liên tục ghi nhận, đánh giá kết quả
Ghi nhận các ý kiến đóng góp và phản hồi
Đừng quên tạo ra môi trường mà nhân viên có thể đóng góp ý kiến của mình. Đó có thể là các góp ý, phản hồi về quyết định hay sự kiện nào đó. Điều này sẽ giúp nhà quản lý có góc nhìn đa dạng hơn về vấn đề và đưa ra quyết định. Không chỉ thế còn tạo ra môi trường làm việc công bằng – nơi nhân viên có thể đóng góp ý kiến của mình; và được ghi nhận bởi cấp trên.
► Xem thêm: 6 bí quyết giúp bạn xoay sở tốt dù một mình quản lý phòng nhân sự
Kết
Khi nhắc đến công bằng nơi làm việc, đó không chỉ là công bằng trong cách trả lương; mà còn là sự đánh giá, ghi nhận và cất nhắc cần thiết. Mối bận tâm nơi công sở về sự công bằng đang là thử thách cho bất cứ doanh nghiệp nào; và có thể khó hiểu cho nhân viên và cả người lãnh đạo. Tập trung vào sự minh bạch và giao tiếp thường xuyên có thể làm giảm đi những lo lắng ấy; cho phép mọi người tập trung vào thành quả và trách nhiệm hiệu quả nhiều hơn.
Tạo nên một môi trường làm việc công bằng với Phần mềm Quản trị Nhân sự ASOFT-HRM. Xây dựng KPI, ghi nhận lịch sử làm việc và đánh giá kết quả một cách minh bạch.
Tìm hiểu thêm về Phần mềm Quản trị Nhân sự ASOFT-HRM cùng các tính năng ưu việt
Để được tư vấn trực tiếp theo đặc thù ngành, Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến Hotline: 1900 6123
Ban Biên tập ASOFT