Đổi mới tư duy sáng tạo cho các doanh nghiệp SME

Đổi mới sáng tạo cho SME

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt; khi mỗi khách hàng trung bình nhìn thấy hơn 2000 quảng cáo mỗi ngày; đổi mới sáng tạo trở thành bài toán chiến lược cho doanh nghiệp. Sự sụp đổ của những tượng đài lớn như Yahoo; hay Nokia đã chứng minh một bài học của thời đại:. Doanh nghiệp không thất bại vì làm điều sai lầm; họ thất bại vì cứ tiếp tục làm những điều đã từng đúng trong quá lâu. 

Việc có thể chuyển mình để bứt tốc là một cơ hội cạnh tranh lý tưởng; nhưng chưa nhiều doanh nghiệp SME tại Việt Nam tận dụng được.
► Xem thêm: Tại sao nói các doanh nghiệp SME cần chuyển đổi số càng nhanh càng tốt
► Xem thêm: Giải pháp quản lý toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vì sao các doanh nghiệp SME không đổi mới thành công?  

Cố tỏ ra và hành động như các tập đoàn lớn

Rõ ràng, việc học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đã lớn mạnh trên thị trường là một điều đúng đắn; và rất được hoan nghênh. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên quá phụ thuộc vào từng chiến lược; bước đi và quy trình của các công ty lớn.

Nếu như bạn thành công trong việc “sao chép” toàn bộ chiến lược; đường đi nước bước này của các doanh nghiệp lớn; sau cùng bạn sẽ chỉ là một người đi sau, tụt hậu trước sự phát triển tiến lên của họ. Ngược lại, nếu bạn thất bại trong việc này; sự thật dễ thấy là sẽ chẳng có thành công nào có thể đến với bạn cả.

Thực chất hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang lạc lối trong sai lầm này. Dẫn đến việc doanh nghiệp không xây dựng được lợi thế cạnh tranh khác biệt; không được khách hàng nhớ đến; hoặc “vỡ nợ” trong từ các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

PGS TS. Arthur Gogatz – người hiện đang là Tổng Giám đốc World Innovation Team; đã đưa ra nhận định rằng:. Bản chất đổi mới sáng tạo là việc chúng ta tận dụng lợi thế của chính mình để tạo ra sự khác biệt một cách có giá trị và ý nghĩa; khi chúng ta khác biệt theo một cách đúng thì chúng ta mới có thể cạnh tranh.

Mong muốn thay đổi toàn bộ chỉ sau một đêm

Nhiều chủ doanh nghiệp, trước sức ép từ nhiều vấn đề; trở nên rất nôn nóng trong vấn đề thay đổi. “Tôi muốn nhân viên sẽ đổi mới tư duy, sáng tạo hơn khi làm việc” ; “Tối muốn doanh nghiệp vận hành hiệu quả, cắt giảm chi phí” ; “Tôi muốn kế hoạch luôn được thực hiện theo đúng kế hoạch”,… Nhưng là không dành thời gian để thay đổi.

Tâm lý nóng vội có thể dẫn doanh nghiệp tới những quyết định thiếu thông suốt. Không chỉ tạo ra sự căng thẳng; mà còn khiến nội bộ cảm thấy mâu thuẫn và không tin tưởng.

“Good things take time” là câu nói cần được các chủ doanh nghiệp SME nóng vội chấp nhận. “Nếu các bạn không sẵn sàng để đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức; thì việc ứng dụng đổi mới sáng tạo trong xây dựng chiến lược sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.” – Ông Arthur Gogatz chia sẻ.

Muốn thay đổi, nhưng lại sợ rủi ro

Mọi người thường muốn biết trước kết quả, muốn biết những điều xảy ra trước khi hành động; nhưng điều này không còn phù hợp bởi vì thế giới đang thay đổi rất nhanh.

Tâm lý hầu hết mỗi người đều bám lấy những thói quen cũ. Tuy nhiên, cách làm cũ sẽ không bao giờ mang lại kết quả mới. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn lái xe thật nhanh, những chân thì không rời khỏi phanh vậy. Chính vì thế, chấp nhân rủi ro và sẵn sàng trả giá sẽ điều hướng bạn đến một kết quả mang tính đột phá hơn.

Kết

Để gặt hái những thành công mới, bạn không thể nào đi trên con đường cũ được. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các chủ doanh nghiệp SME đổi mới tư duy và thay đổi kinh doanh thành công.

Để được tư vấn về các giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp; Đăng ký ngay hoặc liên hệ Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

Ban Biên tập ASOFT

Đánh giá nội dung

Bình luận