Chuyển đổi số và những hiểu lầm phổ biến của các doanh nghiệp

Hiểu lầm của các doanh nghiệp về chuyển đổi số

Thực hiện chuyển đổi số là một đầu tư vô cùng tốn kém?

Một trong những hiểu lầm lớn nhất về chuyển đổi số, đó là vấn đề chi phí. Nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ, mắc phải hiểu lầm này chính là rào cản lớn nhất trong công cuộc chuyển đổi số.

Theo ước tính của IDC, đến năm 2022, các doanh nghiệp sẽ chi ra hơn 2 nghìn tỷ đô la cho các dự án chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, con số này dễ khiến doanh nghiệp dập tắt ý định bắt tay vào chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp.

Trên thực tế điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi đối với những công ty có tiềm lực kinh tế lớn vẫn thừa nhận họ thất bại. Hay phải trì hoãn quá trình chuyển đổi số của mình do cách thực hiện không đúng phương hướng. Điều này chứng minh việc tiềm lực tài chính không phải là cách giải quyết cho bài toán thành công.

Hiểu lầm của các doanh nghiệp về chuyển đổi số

Ngược lại, để tiến hành chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp và chuyên biệt nhất với hoạt động của mình. Triển khai chuyển đổi số từ trong cách quản lý vận hành, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy, câu chuyện chuyển đổi số thành công phụ thuộc vào ứng dụng đúng công thức.

► Xem thêm: Chuyển đổi số có phải là Số hóa? Lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
► Xem thêm: Cloud ERP – Xu thế quản trị doanh nghiệp của tương lai

Làm nhanh và làm nhiều sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt?

Tất nhiên trên thị trường có không ít doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện chuyển đổi số. Bởi để thành công thì doanh nghiệp còn cần tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó bao gồm văn hóa và chiến lược, quy trình vận hành, sự hài lòng của khách hàng, dữ liệu cùng công nghệ làm việc hiệu quả,..

Vì vậy, nếu doanh nghiệp giữ tâm lý nóng vội và tham lam, áp dụng quá nhiều xu hướng công nghệ trong một lúc sẽ dễ khiến công cuộc thất bại. Thậm chí khiến doanh nghiệp không có đủ nguồn lực, thời gian để giải quyết những vấn đề cốt lõi.

Đứng trước thực trạng công nghệ đang thay đổi mọi thứ thì doanh nghiệp cùng cần thích ứng nhanh chóng. Muốn thực hiện chuyển đổi số thành công, DN cần phải tìm ra được khó khăn của công ty. Ngoài ra cần nắm rõ được mô hình kinh doanh cùng bối cảnh cạnh tranh, tâm lý khách hàng để ứng dụng công nghệ phù hợp nhất.

Hiểu lầm của các doanh nghiệp về chuyển đổi số

Cứ áp dụng công nghệ sẽ đảm bảo thành công?

Thực chất công nghệ cũng chỉ là một công cụ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn. Vì vậy không phải cứ ứng dụng công nghệ là doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công.

DN muốn thành công thì cần thay đổi từ trong tư duy, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề. Chuyển đổi số giúp tối ưu quy trình làm việc, tăng năng suất và tạo lợi nhuận. Không chỉ thế còn là nền tảng văn hóa của chính doanh nghiệp đó. Điều mà được doanh nghiệp xây dựng trong thời gian lâu dài.

Chỉ có các công ty lớn mới cần thực hiện chuyển đổi số?

Có không ít các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường nghĩ rằng Digital Transforming chỉ là sân chơi của riêng các doanh nghiệp lớn hoặc những startup công nghệ cao. Trong khi công cuộc này đều cần áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trên thị trường.

Đặc biệt với những doanh nghiệp truyền thống hiện nay đang gặp phải sức ì do chính hệ thống, cơ chế cùng quy trình, bộ máy của mình mang lại khiến doanh nghiệp bị giới hạn phát triển rõ rệt, dần mất đi khả năng thích ứng, khả năng linh hoạt cùng tinh thần sáng tạo của doanh nghiệp.

Vì vậy những doanh nghiệp truyền thống hay những doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ nếu không linh hoạt bắp kịp với xu thế thay đổi của thị trường sẽ khiến doanh nghiệp nhanh chóng bị đào thải. Cuộc chơi công nghệ còn được xem là điểm bứt phá cho các doanh nghiệp biết tận dụng thế mạnh của công nghệ.

Digital Transforming đã không còn chỉ là một xu hướng nhất thời, mà đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong thời đại ngày nay. Quy trình đã và sẽ định nghĩa lại cách các doanh nghiệp kinh doanh, tiếp cận khách hàng và truyền tải sứ mệnh đến cộng đồng.

Tuy nhiên, muốn triển khai thành công quy trình này thì một nhà quản lý không thể chỉ dựa trên những hiểu biết hời hợt “bề nổi” được. Bởi vậy, trước khi bắt đầu có suy nghĩ “digital transforming” cho doanh nghiệp, những người lãnh đạo cần phải trang bị thật đầy đủ những kiến thức cần thiết cho bản thân mình!

Kết

Hiểu lầm của các doanh nghiệp về chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị lao đao vì đại dịch Covid-19. Trước tình hình này, triển khai càng sớm, doanh nghiệp càng dễ thích nghi và tạo lợi thế cạnh tranh. Hướng đến việc tăng trưởng bền vững khi nền kinh tế trở lại.

Đăng ký ngay để nhận tư vấn miễn phí, hoặc liên hệ đến phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

Đánh giá nội dung

Bình luận

error: