Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0

Khái niệm CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp. Ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh. Từ đó đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp.

Ngoài ra nó còn là sự thay đổi về văn hóa của doanh nghiệp. Đòi hỏi doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, thay đổi và thoải mái chấp nhận những điều thất bại. Không quyết tâm khi thay đổi từ “gốc rễ”, rất nhiều tổ chức rất chật vật trong quá trình chuyển đổi số.

Tại Việt Nam, “chuyển đổi số” được hiểu là thay đổi mô hình DN từ dạng truyền thống sang dạng số. Dựa trên những ứng dụng công nghệ mới (Bigdata), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…. Để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện, văn hóa của doanh nghiệp.

Không chỉ trong kinh doanh, chuyển đổi số còn có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác của xã hội. Như: Chính phủ, y học khoa học, truyền thông đại chúng….

Chuyển đối số là xu hướng phát triển tất yếu

Chuyển đổi số (Digital Transformation) có giống với “Số hóa” (Digitizing)

Đa số, các doanh nghiệp thường hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Để phân biệt rõ, có thể hiểu đơn giản như sau:

     – “Số hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Như việc chuyển từ tài liệu số sang file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ analog sang phát sóng kỹ thuật…
     – Trong khi đó, “chuyển đổi số” là việc khai thác toàn bộ những dữ liệu có quá trình số hóa. Áp dụng công nghệ phân tích, biến đổi dữ liệu để tạo ra những giá trị mới. Cũng có thể coi “số hóa” như là một phần của quá trình “chuyển đổi số”. 

► Xem thêm: Những hiểu lầm phổ biến của các doanh nghiệp về Chuyển đổi số (Digital Transforming)
► Xem thêm: Lý do Chuyển đổi số được xem là tất yếu với mọi doanh nghiệp 4.0

Tại sao nói Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp trong thời đại 4.0?

Báo cáo đến từ những công ty chuyên nghiên cứu thị trường lớn như IDC, Gartner,… đều cho thấy digital transforming thực sự rất quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động doanh nghiệp. Có thể kể đến là các lợi ích sau:

Thứ nhất, kiến tạo các sản phẩm và dịch vụ:

Số hóa doanh nghiệp giúp cho CEO có thể đo lường thị trường, khách hàng, cạnh tranh tốt hơn. Dựa trên các dữ liệu thu thập được giúp DN nhìn nhận và đo lường thị hiếu khách hàng. Từ đó có khả năng thay đổi tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Thứ hai, tích hợp đa chức năng:

Trong doanh nghiệp truyền thống, các phòng ban chức năng tồn tại hoàn toàn đơn lẻ với nhau. Sự thực là thực thi kiến tạo giá trị cho khách hàng thường diễn ra chậm. Khi “lưu lượng” xử lý đơn tuyến có các điểm tắc nghẽn do phối hợp không tốt. Chuyển đổi số đã tạo ra nền tảng giúp kết nối đa tuyến và đa chiều trong nội bộ. Thông qua các kết nối này, các vấn đề được nhận dạng, phòng ngừa trước khi xảy ra. Và sẽ được xử lý nhanh chóng khi các chức năng có thể thấy và phối hợp cùng nhau.

Thứ ba, khách hàng phục vụ tốt hơn:

Khách hàng ngày nay đã trở thành siêu kết nối trên các nền tảng công nghệ. Điển hình như mạng xã hội, zalo, email… Khách hàng tương tác với doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ đa kênh. Doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu số hóa từ khách hàng.

Thứ tư, đối thủ cạnh tranh đã chuyển đổi số:

Đối thủ cạnh tranh sở hữu nền tảng số hóa cho phép họ vận hành tốt hơn. Điển hình là có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả nhanh hơn, chính xác hơn, chất lượng hơn. Các giải pháp quản trị và vận hành số hóa gia tăng hiệu quả từ 30% đến 100 %.

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng cho phép doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số dễ dàng mà tiết kiệm chi phí. Phải kể đến, chính là phần mềm dựa trên nền tảng đám mây (Cloud).

► Xem thêm: Đo lường ROI – Tỷ suất hoàn vốn khi Chuyển đổi mà mọi doanh nghiệp cần biết

Thứ năm, gia tăng hiệu quả trong hoạt động:

Để đáp ứng được tất cả những yêu cầu mâu thuẫn đó, doanh nghiệp phải nhờ cậy tới số hóa. Hệ thống số hóa và tự động có thể chạy 24/24 giờ không ngừng nghỉ và không có lỗi.

Thứ sáu, hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch:

CEO có thể tiếp cận các báo cáo về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí ẩn xuất phát từ các hoạt động doanh nghiệp rất lớn. Và đây là khoản thu lợi được từ việc đầu tư cho quá trình “Digital Transforming”. Minh bạch cũng là giá trị thứ hai mà CEO nhận được.

Thứ bảy, nhân rộng nâng cấp và thay đổi hệ thống:

Khi doanh nghiệp thực hiện số hóa hoàn chỉnh, các công tác nhân rộng nâng cấp và thay đổi rất dễ dàng theo dạng module hoặc nâng cấp toàn bộ quy trình. Chúng ta có thể thấy Grab dễ dàng triển khai mở rộng các tỉnh thành sau khi họ đã triển khai thành công tại TP HCM và Hà Nội.

Thứ tám, tối ưu hóa nhân lực trong doanh nghiệp:

Chuyển đổi số còn cho phép các nhân viên có năng suất cao có khả năng cộng hưởng tạo ra giá trị nhiều hơn nữa. Các công việc có giá trị gia tăng thấp sẽ được hệ thống tự động thực hiện. Nhân viên và quản lý sẽ có nhiều thời gian cho các công việc có giá trị gia tăng cao.

Chuyển đối số là xu hướng phát triển tất yếu

Doanh nghiệp Việt đang chuyển đổi số thế nào?

Dựa trên nghiên cứu của Microsoft tại khu vực Châu Á, chuyển đổi số mang đến tác động GDP vào năm 2021 là 20%.

Tốc độ chuyển đổi số ở những khu vực quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển của công nghệ cũng như tốc độ của mô hình doanh nghiệp. Ở Việt Nam, mô hình chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều dịch vụ có ích và tận dụng hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp doanh nghiệp khởi nghiệp giành được lợi thế ở thị trường công nghiệp truyền thống.

Làm gì để Chuyển đổi số

Triển khai phần mềm ERP chính là một trong những điểm khởi đầu hoàn hảo của chuyển đổi số. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang quản lý tổ chức của mình theo phương thức truyền thống thông qua excel, sổ sách, chưa ứng dụng tốt Công nghệ thông tin vào quá trình quản trị doanh nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm quản lý kế toán, CRM, kho,… cũng đều chưa đạt được sự đồng nhất, các phần mềm được vận hành riêng lẻ khiến quá trình sử dụng trở nên kém hiệu quả, tiêu tốn nhiều thời gian trong việc trao đổi thông tin, thống nhất dữ liệu.

Hệ thống quản trị doanh nghiệp ASOFT-ERP sẽ giúp doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng hệ thống quản trị thống nhất. Tích hợp được tất cả các mảng như mua hàng, kho, sản xuất, bán hàng, chăm sóc khách hàng (CRM), kế toán, nhân sự, dự án,… giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn quá trình kinh doanh trong tổ chức.

>>Tìm hiểu thêm về giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp

Đăng ký ngay để nhận tư vấn miễn phí và Demo phần mềm,  Hoặc liên hệ đến hotline Phòng Tư vấn: 1900 6123

Đánh giá nội dung

Bình luận

error: