► Xem thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi mở rộng quy mô kinh doanh chuỗi bán lẻ?
Thị trường bán lẻ 4.0 và những biến đổi trong quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
Với việc tham gia các FTA (Hiệp định thương mại tự do) thuộc thế hệ mới; các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay đã có nhiều cơ hội tăng trưởng mới trong cuộc đua bán lẻ. Đây được xem là tiềm năng rộng mở; để các doanh nghiệp gia nhập, đầu tư và giao dịch các chuỗi cung ứng với nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới. Qua đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể song song đẩy mạnh phát triển nguồn hàng cung ứng; cùng với việc gia nhập vào thị trường bán lẻ thuộc nhiều quốc gia khác nhau.
Với nguồn tiềm lực về mạng lưới tiêu dùng sẵn có; cùng khả năng am hiểu thói quen tiêu dùng của khách hàng Việt. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam được xem là đã có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Song, điều cần làm lúc này chính là củng cố quy trình quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ; cùng với phát huy tối đa lợi thế sản xuất và tiêu thụ trong nước. Nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh trước thị trường bán lẻ đầy gắt gao.
Các doanh nghiệp bán lẻ nên cập nhật các xu hướng điều hành và quản trị nghiệp vụ bán lẻ. Cũng như đầy tư vào việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ. Một số biện pháp được đề xuất như:
- – Tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào các hoạt động kinh doanh và quản lý
- – Đẩy mạnh hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
- – Đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ luôn ở trạng thái tốt nhất
- – …
7 Thách thức lớn trong hoạt động quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
Làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) vào thị trường kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh. Điều này dần tạo ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Để khẳng định vị thế sân nhà; các nhà đầu tư bán lẻ cần phải thiết lập những chiến lược phù hợp với những đổi mới trong xu hướng bán lẻ. Cũng như sự thay đổi liên tục của người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt, 7 thách thức lớn trong hoạt động quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ mà các nhà quản trị phải đối mặt; có thể kể đến như:
1. Thách thức về vòng quay chuỗi cung ứng
Đại dịch Covid-19 vđã gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng; và hậu họa lâu dài đối với vấn đề vận hành và quản lý vòng quay của chuỗi cung ứng suốt những năm 2019 – 2021.
Bởi vì phải liên tục ngăn cản sự lây lan của đại dịch Covid-19; vấn đề cung ứng hàng hóa cũng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, tình trạng dư thừa và thiếu hụt hàng hóa giữa các tỉnh thành trở thành một vấn đề nan giải. Khiến các nhà bán lẻ phải đối mặt với một thách thức lớn: trình trạng thiếu nguồn cung. Đặc biệt, với những nhà bán lẻ cung cấp trải nghiệm đa kênh; vấn đề thiếu nguồn cung càng trở nên nan giải trầm trọng hơn. Khiến doanh nghiệp bị bỏ lại phía sau do không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Nhìn chung, điều cấp thiết lúc này là doanh nghiệp cần phải tìm kiếm nhiều nguồn cung ứng khác nhau. Song song, chuyển đổi các phương thức bán hàng trực tuyến; hay tại các sàn thương mại;… Nhằm bắt kịp xu hướng và nhanh chóng giải quyết rắc rối khi có vấn đề xảy ra.
► Xem thêm: Thị trường bán lẻ năm 2021: Tái cơ cấu mạnh mẽ để “sống chung với dịch”
2. Khó khăn trong hoạt động quản lý danh sách chi nhánh
Nếu chỉ quản lý 1 dến 2 chi nhánh cửa hàng; các nhà quản trị vẫn có thể sử dụng những công cụ truyền thống hoặc những phần mềm nhỏ lẻ. Song, nếu số lượng chi nhánh cần phải quản lý lên đến hàng chục, hàng trăm; với khoảng cách địa lý rãi đầy cả nước. Thì lúc này, các phần mềm nhỏ lẻ hoàn toàn không thể đáp ứng được nhu cầu quản lý; và kiểm soát khối lượng đồ sộ này. Mà cần phải được đầu tư vào một hệ thống phần mềm tối ưu hơn.
Một số phần mềm quản lý mà doanh nghiệp có thể quan tâm ứng dụng như: Hệ thống POS – quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ; phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp; phần mềm chăm sóc khách hàng;…
Nhà quản trị có thể tìm hiểu về một số phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ qua bài viết sau:
► Xem thêm: TOP 10 hệ thống POS tốt nhất cho các nhà bán lẻ (Cập nhật mới nhất năm 2021)
3. Không nắm vững Insight khách hàng
Dù là kinh doanh Offline hay Online; khách hàng vẫn luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Những khách hàng trung thành chính là mấu chốt dẫn đến thành công bền vững của doanh nghiệp. Song, để giữ vững sự trung thành đó; các nhà quản trị không chỉ luôn phải giữ vững phong độ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mà còn phải thực hiện những kế hoạch gắn kết mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp.
Đặt biệt là đối với những doanh nghiệp bước đầu chuyển qua kinh doanh đa kênh,; cần phải chú ý một số vấn đề như sau:
- – Đầu tiên, nhà quản lý phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu; cũng như cần nghiên cứu quy trình mua hàng dựa vào những báo cáo về hành vi khách hàng thông qua những kênh bán hàng khác nhau
- – Tiếp đến, doanh nghiệp cần phải thiết kế một bản kế hoạch cụ thể; cũng như lập nên những chính sách phát triển và chăm sóc khách hàng thích hợp (để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng)
- – Cuối cùng, doanh nghiệp cần đặt tiêu chuẩn và đo lường hiệu quả của các KPI mà trung tâm là trải nghiệm khách hàng như: lợi nhuận của khách hàng; giá trị trọn đời của khách hàng; mức độ gắn kết của doanh nghiệp với khách hàng;…
4. Chưa biết cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ trên nền tảng thương mại điện tử
Một số nhà bán lẻ đã lựa chọn áp dụng những chiến lược kinh doanh trên công nghệ mới để đẩy mạnh khai thác thị trường. Mà phổ biến nhất là lựa chọn bắt đầu bằng cách mở rộng kênh hiện có hoặc mở bán trên một trang thương mại điện tử. Song, ngay cả khi các nhà quản trị đã tức thời chuyển sang kinh doanh trực tuyến; doanh nghiệp bạn vẫn có khả năng tụt lại đằng sau. Hãy hiểu rằng, không phải các trang web của doanh nghiệp đều sẵn có. Các vốn chi phí đầu tư ban đầu để đầu tư cho hoạt động thương mại điện tử được đánh giá là khá đắt đỏ.
Nhà quản trị cũng có thể chú ý đến các phương tiện mạng truyền thông xã hội. Nhằm đẩy mạnh tương tác, buôn bán; với những bài đăng hợp xu thế, thường xuyên và tương tác tích cực với khách hàng. Bằng chiến lược này, nhà bán lẻ có thể tăng trưởng hiệu quả kinh doanh và thu hút một khối lượng khách hàng mới. Song, khó khăn trong quản lý chuỗi bán lẻ trên phương tiên truyền thông mạng xã hội lại là: thiếu hụt những tính năng tương tác; tạo nên hạn chế lớn trong khả năng cạnh tranh tại thị trường.
Ngoài ra, hiện nay xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động cũng có những bước chuyển mình tích cực. Khi mà phần lớn những giao dịch mua hàng trực tuyến hiện nay đều chủ yếu được giao dịch trên các thiết bị di động thông minh (dựa theo báo cáo của Broadband Search). Vì vậy, các nhà bán lẻ cũng nên tối ưu hóa hiệu quả trải nghiệm khách hàng trên các thiết bị di động. Hướng đến tiếp tục cải thiện; và nâng cao tối đa mức độ tương tác, gắn bó giữa khách hàng với doanh nghiệp.
5. Không có tính liên kết giữa bán hàng online và offline
Đứng trước sự chuyển biến mô hình kinh doanh của thời đại mới; nhiều doanh nghiệp đã quá chú tâm vào hiệu quả kinh doanh của các kênh online. Mà bỏ qua vấn đề tối ưu trải nghiệm khách hàng tại các cửa hàng offline – nền tảng quan trọng nhất của doanh nghiệp.
Về lây dài, điều này dẫn đến tình trạng khá tệ như: xử lý không đồng nhất dữ liệu doanh nghiệp; các cửa hàng offline không nắm chắc thông tin của kinh doanh online; phân chia sản phẩm bán hàng khong đồng đều;…
Một số trường hợp, các khách hàng thường đến trực tiếp cửa hàng để xem sản phẩm; sau đó lại quay về và lựa chọn mua hàng online để áp dụng những ưu đãi của trang thương mại điện tử. Hoặc trường hợp tồi tệ hơn; có thể sau khi khách hàng đến xem sản phẩm trực tiếp và sau đó so sánh, lựa chọn và mua hàng tại một cửa hàng khác vì chế độ mua hàng offline ở đó tốt hơn. Vì vậy, hãy đảm bảo khoảng cách mua hàng giữa 2 kênh trực tuyến và trực tiếp không quá khác biệt; hoặc có những ưu đãi song song cho khách hàng ngay cả khi lựa chọn sản phẩm tại cửa hàng.
6. Thách thức trong vấn đề quản lý tồn kho và đồng bộ đơn hàng
Hiện nay, nhu cầu trải nghiệm của khách hàng khá cao; ép buộc các nhà bán lẻ phải tối ưu trải nghiệm đa kênh bán hàng. Bao gồm: App di động sàn; Website; sàn thương mại điện tử;… hay các trang mạng xã hội. Song, những thông tin về sản phẩm như: mô tả; giá thành; lượng tồn kho; quản lý đơn hàng; vận chuyển;… cũng đòi hỏi phải thống nhất và đẩy đủ trên tất cả kênh. Trường hợp không đảm bảo điều này; tình trạng thất thoát hàng hóa và kiểm soát đơn hàng sẽ gây nên những vấn đề khó khăn trong quản lý chuỗi bán lẻ.
Vì vậy, trong trường hợp kinh doanh đa kênh; các nhà quản lý cần tối ưu nghiệp vụ quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ bằng những nền tảng công nghệ tối ưu. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đơn hàng đồng nhất trên tất cả các kênh; cũng như đảm bảo quản lý hàng tồn hiệu quả.
► Xem thêm: Doanh nghiệp gặp rủi ro lớn khi quản lý bán hàng bằng excel
7. Không bắt kịp xu hướng dịch chuyển mới của thời đại
Rõ ràng, đại dịch Covid-19 đã tạo nên những sức ép to lớn cho ngành bán lẻ. Đồng thời gây nên sự dịch chuyển xu hướng mua hàng; và điều kiện vận hành của nhà bán lẻ. Những ảnh hưởng này làm thay đổi thói quen mua hàng của phần lớn người dân; và cũng là lúc mà mô hình kinh doanh trực tuyến trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Song, trong tình trạng kinh tế và xã hội như hiện nay; các nhà quản trị dù là kinh doanh online hay offline đều phải có những biện pháp ứng biến nhanh chóng – rõ ràng và phù hợp tình hình thực tế. Có thể nói, đây chính là giai đoạn “vàng” để nhà quản trị đánh giá lại tổng thể thị trường bán lẻ; cũng như tìm kiếm những phương thức kinh doanh kiểu mới.
Tạm Kết
Đứng trước những đổi mới của thời đại; cũng như những xu hướng kinh doanh bán lẻ thay đổi liên tục. Các nhà bán lẻ cần phải có những phương pháp và kế hoạch ứng phó kịp thời; cũng như lưu ý cải thiện 7 vấn đề thách thức đã phân tích phía trên.
Ngoài ra, nhà quản trị cũng cần đầu tư cho mình một hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ chuyên nghiệp và hiện đại. Nhằm tối ưu hóa các hoạt động quản lý, giám sát và tối ưu hiệu quả doanh thu.
Với hơn 18 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai cho hơn 3000 doanh nghiệp kinh doanh và bán lẻ trong – ngoài nước; ASOFT luôn tự tin mang đến cho quý đối tác những sản phẩm phần mềm chất lượng và hiện đại nhất. Chúng tôi luôn đặt tâm niệm “Làm đến cùng – làm miễn phí đến khi có kết quả” lên hàng đầu.
Nếu quý vị quan tâm đến sản phẩm Phần mềm quản trị Chuỗi cửa hàng bán lẻ ASOFT-POS; hoặc Hệ thống Quản trị doanh nghiệp ASOFT-ERP. Mời xem chi tiết phần mềm tại đây.
→ Tìm hiểu thêm về phần mềm quản trị chuỗi bán lẻ ASOFT-POS
→ Tìm hiểu thêm về phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể ASOFT-ERP
Nếu quý vị cần được tư vấn và Demo miễn phí; mời Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến ASOFT qua hotline: 1900 6123
► Xem thêm: Chuỗi siêu thị trong mùa Covid – Thích ứng nhờ đâu?
Ban Biên Tập ASOFT.