6 giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp và những cột mốc mục tiêu

Nhưng trong quá trình chuyển đổi số – một hành trình dài hơi và tốn nhiều nguồn lực; doanh nghiệp cần xác định những cột mốc mục tiêu cần đạt được ở từng giai đoạn. Điều này vừa giúp củng cố lại quá trình thực hiện; vừa giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi có chính xác hay không. Hơn nữa, mọi công ty phải đưa ra quyết định chiến lược về các lợi ích cụ thể mà họ muốn đạt được; các ưu tiên của nó và các trình tự; trong đó, các biên pháp liên quan sẽ được thực hiện.

Lộ trình chuyển đổi số xác định 6 giai đoạn phát triển cơ bản. Thông thường các doanh nghiệp sẽ bắt đầu với hai giai đoạn số hóa:. Tin học hóa và Kết nối. Đây là những yêu cầu cơ bản để làm việc kỹ thuật số tinh vi hơn. Sau đó là 4 giai đoạn bổ sung để đạt được sự trưởng thành kỹ thuật số.

Các công ty có thể sử dụng mô hình 6 giai đoạn phát triển này để vạch ra một roadmap; và đánh giá tiến độ cho mọi cấu trúc và quy trình của công ty.

Giai đoạn chuyển đổi số 1 – TIN HỌC HÓA (COMPUTERISATION)

Các giai đoạn đầu tiên trong con đường phát triển là tin học hóa; vì điều này cùng cấp nền tảng cho việc số hóa. Trong giai đoạn này, các công nghệ thông tin khác nhau được sử dụng tách biệt với nhau trong công ty

Công nghệ bắt đầu được ứng dụng bằng các phần mềm và công cụ cơ bản, có thể thấy như: Excel, Word, lưu trữ trên Drive,… Bằng cách này, từ giai đoạn vận hành thủ công, các doanh nghiệp số hóa và biến dữ liệu thành các file lưu trữ mềm.

Đây chính là bước nền tảng đầu tiên, đưa dữ liệu thành dạng số. Điều này giúp dữ liệu dễ dàng được lưu trữ, chia sẻ và bảo quản. Và các công cụ còn giúp giảm bớt các công việc lặp đi lặp lại nhiều lần; mang đến tính nhanh chóng và hiệu quả cao hơn trong hoạt động doanh nghiệp. Từ đó tiết kiệm thời gian và cải thiện năng suất làm việc cho các công việc quan trọng hơn.

-> Giai đoạn 1: Tin học háo là bước đầu tiên trong quá trình Số hóa dữ liệu doanh nghiệp

► Xem thêm: Chuyển đổi số là gì? Khác gì với Số hóa?

Giai đoạn chuyển đổi số 2 – KẾT NỐI (CONNECTIVITY)

Trong giai đoạn kết nối, dữ liệu số hóa được liên kết với nhau, kết nối dữ liệu để sử dụng chung. Điều này đòi hỏi dữ liệu phải được chuẩn hóa theo một quy tắc chung, để các bộ phận khác nhau có thể hiểu và sử dụng dữ liệu

Trong giai đoạn kết nối, việc triển khai công nghệ thông tin bị cô lập được thay thế bằng các thành phần được kết nối. Sự kết nối này tạo ra nguồn dữ liệu cụ thể, chính xác và thông suốt.

-> Giai đoạn 2: Kết nối giúp hoàn thành quá trình số hóa của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp ngộ nhận đây là quá trình chuyển đổi số; những thực chất, đây chỉ là bước khởi đầu.

Giai đoạn chuyển đổi số 3 – TRỰC QUAN HÓA (VISIBILITY)

Khi dữ liệu doanh nghiệp ngày một tăng lên; giữa một biển thông tin như thế, giai đoạn 3: Trực quan hóa là giai đoạn tiếp theo nhằm biến dữ liệu thành những thống kê có ý nghĩa.

Việc sử dụng dữ liệu rộng lớn thường gặp rào cản trong việc hiểu và trích xuất kết quả nhanh chóng. Dữ liệu ở giai đoạn này sẽ được tổng hợp thành các dạng thể hiện có ý nghĩa như: bảng biểu, sơ đồ, con số tổng hợp,.. và liên tục được cập nhật. Giúp người sử dụng nhanh chóng nắm bắt các thông tin một cách chính xác.

Tại các doanh nghiệp, ở giai đoạn này vẫn cần nhiều đến sự can thiệp của con người. Điển hình như hình thức báo cáo định kỳ hoặc theo chiến dịch; các nhân sự thường tốn rất nhiều thời gian để tổng hợp thủ công. Mà dữ liệu đôi lúc bị sai lệch bởi vấn đề sai sót, hoặc không cùng lúc,..

Để thực hiện giai đoạn này, việc thu thập dữ liệu toàn diện trên toàn công ty là điều cần thiết; đồi hỏi doanh nghiệp phải số hóa và kết nối dữ liệu một cách tổng thể và đồng bộ

-> Giai đoạn 3: Trực quan hóa sẽ giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi:. ” Chuyện gì đang xảy ra” bằng sự NHẬN BIẾT từ dữ liệu

► Xem thêm: Tại sao chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu cảu các doanh nghiệp 4.0

Giai đoạn chuyển đổi số 4 – MINH BẠCH HÓA (TRANSPARENCY)

Để xác định và giải thích các tương tác, dữ liệu phải được phân tích bằng cách áp dụng kiến thức kỹ thuật . Dữ liệu được liên kết, tạo nên thông tin theo ngữ cảnh cho phép đưa ra quyết định phức tạp. Đó là vai trò của Giai đoạn 4: Minh bạch hóa

Các ứng dụng dữ liệu lớn, thường được triển khai song song với các hệ thống ERP; cung cấp một nền tảng chung có thể sử dụng để thực hiện phân tích dữ liệu ngẫu nhiên rộng rãi; để tiết lộ các tương tác các hoạt động trong công ty. Sự minh bạch này có thể được sử dụng để thực hiện giám sát tình trạng các hoạt động trong doanh nghiệp

-> Giai đoạn 4: Minh bạch hóa giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi: “Tại sao điều này lại xảy ra? ” bằng SỰ HIỂU BIẾT nguồn dữ liệu; và cũng là yêu cầu để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng dự đoán

Giai đoạn chuyển đổi số 5 – KHẢ NĂNG TIÊN ĐOÁN (PREDICTIVE)

Dựa vào những đánh gía từ những dữ liệu minh bạch được tổng hợp; đây là bước đà để doanh nghiệp ứng dụng và mô tả một loạt các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó đưa ra các quyết định và thức hiện các biên pháp phù hợp.

Năng lực dự đoán của một công ty A phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng mà nó đã thực hiện trước đó. Một tập hợp dữ liệu được xây dựng đúng cách kết hợp với các kiến thức về các tương tác có liên quan; sẽ đảm bảo cả dự đoán và đề xuất đều đạt độ chuẩn xác cao, mang lại hiệu quả. Giảm số lượng các sự kiện bất ngờ xảy ra cho phép hoạt động mạnh mẽ của doanh nghiệp.

-> Giai đoạn 5: Khả năng tiên đoán giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi:.” Điều gì sẽ xảy ra?” để xây dựng sự chuẩn bị cần thiết.

► Xem thêm: 5 bước quan trọng trong quy trình chuyển đổi số

Giai đoạn chuyển đổi số 6 – KHẢ NĂNG THÍCH NGHI (ADAPTABLE)

Thích ứng liên tục cho phép một công ty ủy thác một số quyết định nhất định cho các hệ thống IT để nó thích nghi và ra quyết định với môi trường kinh doanh thay đổi. Mức độ thích ứng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của các quyết định và tỷ lệ chi phí – lợi ích

Ở đây, cần kiểm tra tính khả thi cơ bản của việc thực hiện các hoạt động lặp lại một cách tự động. Điều quan trọng là phải đánh giá các rủi ro của việc tự động hóa phê duyệt các quyết định; xác nhận một cách cẩn thận.

Các ví dụ ứng dụng này có thể kể đến là việc tự động hóa việc điều phối giao hàng tự động. Mục tiêu của việc này là giảm bớt các tác động can thiệp tiêu tốn nguồn nhân lực; mang đến sự chính xác, linh hoạt và nhanh chóng; nhất là trong tình huống phát sinh. Hoặc tự động điều chỉnh và điều phối lệnh sản xuất; để tránh sự chậm trễ giao hàng,..

-> Giai đoạn 6: Khả năng thích nghi giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi:. ” Làm thế nào để có thể đạt được phản ứng tự chủ?” nhờ khả năng tự tối ưu hóa.

Kết

Chuyển đổi số là một quá trình cần nhiều thời gian, nguồn lực; và quan trọng là quá trình này cần được diễn ra đúng hướng để tạo nên kết quả. Sơ đồ 6 giai đoạn trên là một roadmap giúp các doanh nghiệp xác định lại vị trí hiện tại của mình; và điều hướng để hướng đến mục tiêu tiếp theo.

Hỗ trợ doanh nghiệp từ những giai đoạn đầu tiên của chuyển đổi số; ASOFT là đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp phần mềm; nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp trên chặng đường phát triển tiếp theo

Các phân hệ của ASOFT phục vụ quản trị và vận hành nhiều bộ phận trong doanh nghệp

Các phân hệ của ASOFT phục vụ quản trị và vận hành nhiều bộ phận trong doanh nghệp

► Xem thêm: Các giải pháp phần mềm đặc thù cho các ngành của ASOFT

Liên hệ đến ASOFT để được tư vấn và Demo phần mềm miễn phí.
Hotline: 1900 6123 hoặc 0916.315.533
Đăng ký TẠI ĐÂY

Đánh giá nội dung

Bình luận