3 xu hướng kinh doanh sản phẩm-dịch vụ sức khoẻ sau đây có khả năng tăng trưởng trong mùa dịch.

1. Hỗ trợ tư vấn sức khỏe qua video/ livestreamSự gia tăng thời gian sử dụng Internet khiến cho hành vi người dùng bị thay đổi, cần có nhiều hình thức giao tiếp có tương tác cao. Theo một thống kê của Dentsu Aegis Network (DAN) cho thấy tại Trung Quốc, do là nơi thực hiện cách ly diện rộng trong thời điểm Tết Nguyên Đán nên lượng người dùng hằng ngày các ứng dụng video đã tăng 42% so với năm 2019.

Nội dung phát trực tiếp đang cho thấy sự tăng trưởng đột biến, bởi ngày càng có khi nhiều người dành thời gian ở nhà. Điều này dẫn tới khả năng sản xuất và tiêu thụ loại hình nội dung video (livestream, short video, Vlog, blogger,…) gia tăng. Chính vì vậy các sản phẩm tư vấn/hỗ trợ sức khỏe qua video đang trở thành xu hướng mới. Tại Việt Nam, các ứng dụng tư vấn sức khỏe qua video call cũng bắt đầu xuất hiện trên thị trường sau dịp Tết Nguyên đán 2020, đang có tỷ lệ tăng trưởng tốt, khoảng 20-30% mỗi tháng và mang lại những hiệu quả tích cực cho người dùng, thị trường (số liệu từ VnExpress). Nhiều phòng tập, đơn vị y tế cũng cho ra mắt chương trình video huấn luyện online, hay trao đổi với bác sĩ quay video trực tiếp.

2. Tận dụng thương mại điện tử

Theo các thống kê, tại Trung Quốc việc chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh qua thương mại điện tử đã tăng 36,2%. Ngoài thương mại điện tử, còn có các lĩnh vực như: đào tạo từ xa, chơi game, phát trực tiếp, giải trí ảo, phần mềm giao tiếp doanh nghiệp/ làm việc từ xa cũng đang cho thấy tốc độ tăng trưởng nóng.

Có thể nhìn vào mặt tích cực, việc thực hiện giãn cách xã hội trong đại dịch Covid 19 đang biến đổi hành vi khách hàng toàn cầu trong mọi lĩnh vực kinh doanh, đồng thời tạo ra cơ hội cực lớn với các đơn vị chuyển đổi số tốt.

3. Chăm sóc sức khỏe bằng AI.

Chuyên gia phân tích của GlobalWebIndex – Thạc sĩ Katie Gilsenan cho biết “giống như việc đặt chỗ cho một chiếc taxi thông qua Uber, việc chỉ cần một cuộc gọi để thăm khám online thông qua các thiết bị điện tử đang dần phổ biến hơn. Đó đang dần là tương lai của việc chăm sóc sức khỏe.” Người tiêu dùng có thể mua thuốc online, gọi điện và đặt lịch khám bệnh, xét nghiệm ngay tại nhà, hoặc dùng các công cụ telehealth để tự kiểm tra các thông tin rồi gửi kết quả đến bệnh viện thông qua các thiết bị di động…

Với sự trợ giúp từ A.I., hai thành phần tạo nên một ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến bao gồm robotics – xử lý hồ sơ người dùng và telehealth – nơi khách hàng có thể nhận tư vấn bởi một bác sĩ A.I. hoặc một bác sĩ có chuyên môn theo yêu cầu. Năm 2019, trong một cuộc khảo sát dùng thử telehealth của GlobalWebIndex cho 2 triệu người Mỹ và Anh cho biết 55% mong muốn được sử dụng phương pháp chăm sóc sức khỏe này trong tương lai gần và 13% trong số đó sẵn sàng chia sẻ thông tin tư vấn cho người khác nếu cần.

Cuối năm 2019, lần lượt Apple, Microsoft và Amazon tuyên bố sẽ nghiên cứu AI Healthcare dự kiến sẽ sớm ra mắt trong năm 2020. Có thể ngay sau khi tình hình dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát, các hãng sẽ cho ra mắt ứng dụng của riêng họ bởi lúc này người dân trên toàn thế giới sẽ ý thức hơn trong việc nắm bắt tình trạng sức khỏe bản thân và tìm đến các biện pháp khám sức khỏe online. Với tiềm lực tài chính lớn, 2 gã khổng lồ ngành công nghệ hoàn toàn đủ khả năng để tạo nên xu hướng mới toàn cầu về vấn đề chăm sóc sức khỏe.

Ban biên tập ASOFT.

Đánh giá nội dung

Bình luận

error: