Hiện nay, việc triển khai những phần mềm quản lý trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây chỉ còn là vấn đề thời gian. Đối với các Giám đốc tài chính CFO, những phần mềm trên điện toán đám mây có những lợi ích sau:
- – Tiết kiệm chi phí
- – Giảm thiểu rủi ro
- – Tăng mức độ linh hoạt cho doanh nghiệp
► Xem thêm: Phần mềm ERP là gì? Khác biệt cơ bản giữa Cloud ERP và On-primse ERP
Tiết kiệm chi phí
Trong một khảo sát do KPMG thực hiện vào năm 2013:. 70% số quản lý cấp cao được hỏi đã cho biết rằng công nghệ điện toán đám mây đang thúc đẩy tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Khi một ứng dụng quản lý doanh nghiệp:. Như ERP hay phần mềm quản lý tài chính – kế toán, được triển khai qua đám mây bằng mô hình SaaS (software-as-a-service). Phần lớn tổng chi phí sở hữu của nó sẽ chuyển từ chi phí đầu tư (capital expenditure) sang chi phí hoạt động (operational expenditure).
Khác với những hệ thống cài đặt tại chỗ truyền thống (on-premises). Những ứng dụng trên nền tảng đám mây giúp doanh nghiệp tránh được các khoản đầu tư ban đầu lớn. Bạn không cần phải trả khoản phí bản quyền lớn khi mua phần mềm; hay đầu tư mua sắm các phần cứng cần thiết (máy chủ, thiết bị mạng v.v…) Dùng cho việc lưu trữ và vận hành hệ thống tại doanh nghiệp.
Thay vào đó, những doanh nghiệp dùng phần mềm đám mây SaaS sẽ trả chi phí thuê bao hàng tháng cho nhà cung cấp. Nhà cung cấp này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành, bảo trì và hỗ trợ hệ thống; cũng như đảm bảo an ninh mạng. Quy mô của bộ phận IT trong doanh nghiệp cần thiết cho hệ thống qua đó cũng được cắt giảm.
► Xem thêm: Lưu trữ điện toán đám mây: Không phải tất cả mây đều như nhau
Phần mềm trên nền tảng điện toán đám mây giúp giảm thiểu rủi ro
Bộ phận IT thường có xu hướng hào hứng áp dụng những công nghệ mới, có chi phí đắt đỏ. Và đôi lúc thiếu sự phân tích thấu đáo về những rủi ro:. Tổng chi phí và chỉ số hoàn vốn (ROI). Ngược lại, các CFO thường thận trọng hơn về hiệu quả của các khoản đầu tư cho những phần mềm quản lý mới. Đặc biệt là nếu phần mềm hiện tại vẫn đang hoạt động tốt.
Khi công nghệ điện toán đám mây ngày càng hoàn thiện, thì những rủi ro gắn liền với việc áp dụng sớm cũng giảm đáng kể. Các CFO cũng có thể tránh rủi ro bằng phương thức triển khai lai. Theo đó, một số phần mềm trong doanh nghiệp sẽ được chuyển sang nền tảng đám mây. Và phần còn lại vẫn được duy trì như cũ.
Ban đầu, đa số các nhà cung cấp phần mềm trên nền tảng điện toán đám mây là những công ty nhỏ, với năng lực chuyên biệt. Những nhà cung cấp này thường thiếu hiểu biết chuyên sâu về từng ngành nghề đặc thù; ít kinh nghiệm, khả năng hỗ trợ sau bán hàng hạn chế; và năng lực tài chính có hạn.
Ngày nay, các giải pháp quản lý doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây đã đa dạng hơn. Quan trọng hơn, số lượng nhà cung cấp lớn, giàu kinh nghiệm đã tham gia đông đảo hơn. Sự chuyển đổi trong xu hướng đã giúp các doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung cấp uy tín, chất lượng. Các CFO chắc chắn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi làm việc với những nhà cung cấp quen thuộc. Khi họ đã có kinh nghiệm và danh tiếng đã được khẳng định.
Tăng mức độ linh hoạt cho doanh nghiệp
So với những phần mềm cài đặt tại chỗ, phần mềm trên nền tảng đám mây có thời gian triển khai nhanh hơn. Dễ dàng tăng / giảm quy mô và tính năng. Do đó rất thích hợp cho những doanh nghiệp muốn khai phá các thị trường mới.
Những giải pháp trên nền đám mây cũng giúp hỗ trợ hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Doanh nghiệp mới sẽ có thể triển khai những phần mềm quản lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhanh hơn nhiều so với các phần mềm truyền thống.
Kết
Phần mềm quản lý trên nền tảng điện toán đám mây đang là xu hướng lựa chọn mới. Với những tính năng và lợi ích vượt trội, phần mềm Cloud sẽ là một lựa chọn rất đáng xem xét trong quá trình Chuyển đổi số của các doanh nghiệp.
Với hơn 17 năm kinh nghiệm triển khai thành công phần mềm quản lý cho hơn 2.800 doanh nghiệp trong đa dạng ngành, ASOFT sẽ là đối tác đáng tín cậy đồng hành cùng Quý Doanh nghiệp để Quản lý Doanh nghiệp hiệu quả.
Đăng ký ngay, Hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT qua hotline: 1900 6123
Ban Biên tập ASOFT